Các mốc khám thai định kỳ mà mẹ bầu không thể bỏ qua

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là một trong những việc rất quan trọng mà mẹ bầu nên tuân thủ trong suốt thời gian mang thai. Việc khám thai thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

Cập nhật: 15/08/2019 - 10:22

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất thông qua việc khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua việc khám thai thường xuyên, bác sĩ sản khoa biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, từ đó giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của mẹ và thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu đi khám mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Bước qua tam cá nguyệt cuối, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Nếu từng sinh con, bạn nên khám thai ít nhất khoảng 7 lần.

Các mốc khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

1. Lần khám thai đầu tiên

Việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi bạn có thai khoảng 5 – 8 tuần. Đây là mốc rất quan trọng để xác định liệu bạn thực sự có thai hay không và xác định vị trí làm tổ của phôi thai.

Bạn biết mình có thai khi nhận thấy bị trễ kinh khoảng 1 tuần và dùng que thử thai thấy 2 vạch. Lúc này, bạn cần đi khám, bác sĩ sẽ siêu âm và cho bạn làm các chỉ định sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá xem bạn có bị thừa cân, béo phì hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
  • Đo huyết áp để biết xem bạn có bị huyết áp cao hay không, có nguy cơ bị tiền sản giật không.
  • Thử nước tiểu kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc bạn đang mang thai, phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra:
    • Kháng thể bệnh sởi
    • Kháng thể bệnh thủy đậu
    • Viêm gan B
    • Bệnh giang mai
    • HIV/AIDS
    • Nồng độ hemoglobin
    • Yếu tố Rh
    • Nhóm máu
    • Kháng thể bệnh đậu mùa.

Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một vài vấn đề sau:

  • Cho bạn uống bổ sung axit folic nhằm ngăn ngừa tình trạng nứt đốt sống của thai nhi.
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm.
  • Cảnh báo các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của em bé, chẳng hạn như làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu, dùng các chất kích thích khác.
  • Tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà có thể bạn phải tiến hành trong thai kỳ.

Trong lần khám thai này, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ biết các thông tin liên quan đến thai kỳ như:

  • Thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của bạn (đều hay bất thường)
  • Bạn từng bị sẩy thai, sinh non, tiền sản giật hoặc nhiễm trùng ở lần mang thai hay lần sinh trước
  • Bạn đang điều trị một căn bệnh mãn tính, như bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp
  • Bạn đang dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó. Nếu có thể, hãy mang sổ khám bệnh, toa thuốc hoặc thuốc mà bạn đang uống theo để bác sĩ biết cụ thể
  • Bạn hoặc bất kỳ người thân trong gia đình từng có con bị dị tật bẩm sinh như Down, nứt đốt sống…
  • Bạn hay người thân trong gia đình mắc một căn bệnh di truyền như tế bào hình liềm hoặc xơ nang.

Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn trở lại khám sau khoảng 4 tuần. Đôi khi lịch khám thai cho lần khám kế tiếp chỉ sau lần khám đầu tiên khoảng 1 – 2 tuần. Điều đó phụ thuộc vào sức khỏe của bạn hoặc tình trạng phát triển của thai nhi, tuổi thai. Bạn nên đi khám đúng lịch như bác sĩ đã hẹn.

2. Lần khám thai thứ 2: Khoảng 8 tuần mang thai

Nếu lần khám thai đầu tiên, bạn đi khám ngay sau khi mới cấn thai, bác sĩ siêu âm chưa kiểm tra được tim thai hoặc phôi thai có vấn đề, bác sĩ sản khoa sẽ hẹn bạn khám thai lần thứ hai khi thai khoảng 8 tuần.

Ở lần khám thai này, bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu mẹ bầu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.

3. Lần khám thai thứ 3: Tuần thai thứ 10 – 13 tuần 6 ngày

Kể từ tuần thai thứ 10, khi bạn khám thai định kỳ, ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, siêu âm bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm quan trọng sau:

  • Ở tuần thứ 10, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Thalassemia để biết liệu thai nhi có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
  • Trong thời gian thai được khoảng 10 – 12 tuần tuổi, tùy vào vị trí của thai nhi trong tử cung, cân nặng của mẹ bầu và ngày dự sinh, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim của em bé bằng thiết bị cầm tay Doppler. Đây có thể là lần đầu tiên bạn được nghe nhịp đập của bé yêu.
  • Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày: Bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Double test và siêu âm kiểm tra dị dạng chi, thoát vị cơ hoành, đặc biệt là siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm đánh giá  thai nhi có nguy cơ bị Down hay không.

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy nhận thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh về di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS). Sinh thiết gai nhau được thực hiện sớm trong thai kỳ thường là từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 nên bạn có thể sớm tìm hiểu về tình trạng của bé. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm xâm lấn, có nguy cơ gây sẩy thai song bạn không nên quá lo lắng vì tỷ lệ rất thấp chỉ dưới 1%.

Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm, tuổi của bạn, tuổi thai của bé sẽ tính toán tỷ lệ nguy cơ bé bị hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18 là bao nhiêu.

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 14 – 27 tuần 6 ngày)

Thông thường trong tam cá nguyệt thứ hai, mỗi tháng bạn sẽ phải đi khám một lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Song nếu tình trạng sức khỏe của bạn hoặc thai kỳ có vấn đề, khoảng cách thời gian giữa các lần khám thai của bạn sẽ ngắn hơn. Ở tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ vẫn kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung canxi, sắt hay các khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

4. Lần khám thai thứ 4: Khi thai từ 14 – 16 tuần 

Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành kiểm tra:

  • Cân nặng của bạn
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập của tim thai
  • Thử nước tiểu
  • Siêu âm để theo dõi sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi
  • Thử máu: Có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn thử máu để kiểm tra 3 hormone (estriol, B-hCG và alpha fetoprotein tự do). Các mức hormone này cung cấp thông tin về nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống.

Cuối buổi khám, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung vi chất tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

5. Lần khám thai thứ 5: Khi thai được 16 – 20 tuần

Ở lần khám này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành các bước thăm khám sau:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai (bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu của bạn).
  • Thử nước tiểu: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối
  • Chọc ối: Nếu các xét nghiệm trước cho biết thai nhi của bạn có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Kết quả chọc ối có thể có sau 24 giờ hoặc đôi khi bạn phải đợi đến 4 tuần. Lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ sẩy thai với tỷ lệ thấp chỉ khoảng dưới 1%.
  • Xét nghiệm Triple test: Đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

Dựa vào việc thăm khám và kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung vi chất phù hợp.

6. Lần khám thai thứ 6: Tuần thai thứ 20 – 24

Bạn sẽ phải tiến hành:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Đo khoảng cách từ đỉnh tử cung xuống xương mu để tính tuổi thai, kiểm tra tim thai
  • Thử nước tiểu
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.

Thông thường ở tuần thứ 20 của thai kỳ, bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

Sau khi xem kết quả siêu âm nếu nhận thấy thai nhi có bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cho bạn biết để cân nhắc có nên đình chỉ thai nghén hay không. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, việc đình chỉ thai nghén nên được tiến hành trước 24 tuần mang thai.

7. Lần khám hai thứ 7: Tuần thai thứ 24 – 27 tuần 6 ngày

Bạn sẽ phải tiến hành:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Đo khoảng cách từ đỉnh tử cung xuống xương mu để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai
  • Thử nước tiểu
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai và lượng nước ối.
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Nhằm kịp thời can thiệp bằng chế độ ăn và tập luyện vận động hoặc hỗ trợ thêm bằng insulin.
  • Xét nghiệm máu để tìm yếu tố Rh âm tính: Nếu xét nghiệm máu cho thấy nhóm máu của bạn có yếu tố này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể bạn có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể của bạn đang sản xuất kháng thể, thai nhi sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn tiêm globulin miễn nhiễm Rh khi thai 28 tuần để cơ thể bạn không sản xuất kháng thể.

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 28 cho đến khi sinh)

Trong khoảng từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ, bạn sẽ đi khám thai định kỳ hai tuần/lần. Kể từ sau tuần 36, bạn sẽ đi khám mỗi tuần cho đến khi sinh. Hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn gặp như cảm giác mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu hay phù nề hoặc có dấu hiệu xuất huyết tử cung…

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và đo kích thước tử cung của bạn để ước tính kích thước của thai nhi, so sánh với tuổi thai nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của bé. Nếu nhận thấy có bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm 4D để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, mức nước ối trong tử cung và vị trí của bé (ngôi mông, ngôi ngang hay ngôi thuận).

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ vẫn kê toa cho bạn dùng vi chất dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.

8. Lần khám thai thứ 8 – 10: Từ tuần thai 28 – 36

Ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến các xét nghiệm như:

  • Máu
  • Nước tiểu
  • Siêu âm: Nếu kết quả siêu âm cho thấy ngôi thai là ngôi mông, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên. Đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung để xem bạn có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tiêm phòng uốn ván cuống rốn sơ sinh (2 mũi cách nhau 1 tháng) để phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
  • Xét nghiệm Non-stress (NST): Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm này nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Từ tuần thứ 30 trở đi, bạn lưu ý một số điều  sau:

  • Đếm cử động thai: Bình thường là từ 4 lần/giờ
  • Tái khám ngay khi thấy:

♠ Đau bụng

♠ Ra huyết, ra nước âm đạo

♠ Thai máy ít, máy yếu

♠ Có dấu hiệu bất thường.

9. Lần khám thai thứ 11 – 14: Thai từ 36 – 40 tuần

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, bạn sẽ phải đi khám thai mỗi tuần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể được đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá xem bạn có khả năng sinh thường hay không và xét nghiệm Non-stress test.

Nếu nhận thấy bạn có dấu hiệu sa bụng (bụng bầu tụt xuống), bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

10. Lần khám thai thứ 15: Tuần thứ 40 – 42

Nếu trong giai đoạn này, bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, khi sinh nở được mẹ tròn con vuông!

Thùy Anh (sưu tầm)

click

Bình luận:

Giang

31/08/2023

Mik cần tư vấn khám thai 12 tuần. Ạ

headela

19/09/2022

but some daily regimens may not be eligible buy cialis viagra Si rafforza la sicurezza in sГ© stesso; Le sensazioni del sesso, saranno molto piГ№ intense; Tornano le relazioni naturali ed intime con la tua partner

effophy

01/07/2022

Malegra 100 Pro https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Haldkv Cialis To date in the area of biology and medicine gold and silver nanoparticles have been most widely studied and utilized. https://newfasttadalafil.com/ - cialis viagra combo pack Zithromax Online From Canada Mqmqjh

Irosque

28/06/2022

Qazoqm cialis generique en europe https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Llixvb Buy Generic Lasix Cialis cialis effecacy Shwett https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Xunnio An increase in plasma Cr indicates disease progression whereas a decrease suggests recovery of renal function assuming muscle mass has not changed.

RichardDak

18/06/2022

De los hombros fuera! Puente de plata! Mejor! el pensamiento muy entretenido https://mixfilesmaker.com/

Hoàng Du

15/02/2022

Bài viết rất hay và chi tiết, xin cảm ơn rất nhiều ạ!!!

Hoàng Sơn

20/07/2021

Bài viết hay quá. Xin phép admin tôi lấy nguồn bài này để đăng lên trang http://hoangsonpharma.com


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Bài viết liên quan

Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH KHÁM