Bệnh viện đa khoa Sa Pa lấy được dị vật là con vắt đã sống trong mũi bệnh nhân hơn 1 tháng

Cập nhật: 26.01.2019 - 11:44

Chiều ngày 25/01/2019 Bác sĩ Lương Văn Quang đã lấy được dị vật trong mũi bệnh nhân là con Vắt đã sống trong mũi bệnh nhân hơn 1 tháng nay.

Chiều ngày 25/01/2019 Bệnh nhân Lồ Thị Di 50 tuổi ở thôn Lý Lao Chải, xã Lao Chải, Huyện Sa Pa đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa. Bệnh nhân kể trong vòng hơn 1 tháng nay ở nhà thường xuyên bị chảy máu mũi rỉ rả, và có cảm giác buồn buồn trong mũi, không có kèm theo hiện tượng đau hay ho, sốt gì. Do tình trạng diễn ra trong thời gian dài khiến bệnh nhân lo lắng và đến bệnh viện khám.

Sau khi tiến hành khám lâm sàng và khám bằng hệ thống nội soi mũi họng cho bệnh nhân, Bác sĩ Lương Văn Quang phát hiện trong mũi của bệnh nhân Lồ Thị Di có dị vật di chuyển được. Theo kinh nghiệm và hình ảnh nội soi, Bác sĩ Quang khẳng định đây là con Vắt hay chính là con tắc te. Bác sĩ Quang ngay lập tức tiến hành nội soi gắp dị vật và lấy ra từ mũi của bệnh nhân Di một con vắt có chiều dài khoảng 3cm, màu nâu sậm.

Hình ảnh con Vắt vừa được lấy ra khỏi mũi của bệnh nhân

Bác sĩ Quang chia sẻ: “Bệnh nhân Di là người đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực gia đình sinh sống chưa có hệ thống nước máy, nên nước sinh hoạt là nguồn nước từ những khe núi cao là môi trường sinh sống của loài Vắt, có thể trong khi bệnh nhân uống nước chưa đun sôi hoặc rửa mặt bằng nguồn nước đó, sẽ vô tình đưa con vắt vào sống ký sinh trong cơ thể, còn nhỏ, con Vắt chỉ nhỏ như sợi tóc nên bằng mắt thường rất khó phát hiện ra. Vì mùa đông nhiệt độ xuống thấp, con Vắt thường sống ẩn mình và ít sinh sản, nên những ca lấy dị vật như này diễn ra không thường xuyên. Vào mùa hè, nhiệt độ cao hơn và khí hậu ẩm ướt của các khu vực rừng già Sa Pa, rất phù hợp với môi trường sống và sinh sản của loài Vắt, hằng ngày bà con nhân dân hay khách du lịch đi rừng rất có thể sẽ bị vắt chui vào người, vào mắt, vào mũi.., có những ngày Bác sĩ Quang tiếp khoảng 4-5 ca bệnh nhân tương tự. Con vắt này di chuyển khá linh hoạt và khi phát hiện ra sự nguy hiểm, nó di chuyển rất nhanh về hướng an toàn, nên việc lấy con Vắt ra khỏi mũi của bệnh nhân là việc tương đối mất thời gian, đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì.”

Con Vắt có một đầu bám bằng giác mút rất chắc vào con mồi và hút máu, đầu còn lại có miệng và tiết ra một chất giống như chất chống đông lên làm cho máu chảy rỉ rả. Đầu để bám rất chắc chăn chúng có thể chịu được lực kéo khoảng 160-280kg. Chúng đặc biệt phù hợp với nhiệt độ khoảng 24-28oC và tốc độc sinh sản cũng nhanh hơn, nhiệt độ dưới 10oC chúng có thể chết hoặc ngủ đông. Còn ở môi trường trên 34oC con Vắt có phản ứng rất dữ dội.

Chính vì vậy mong mọi người khi đi rừng hay qua những vùng khe nước nên lưu ý cẩn thận tránh việc dùng tay vục nước để uống hoặc rửa mặt, hay tắm mà ngập lặn dễ bị vắt bám vào người để hút máu. Đặc biệt không được uống nước từ các khe núi chảy ra, để tránh những trường hợp xảy ra tương tự như bệnh nhân Di.

Hình ảnh con Vắt sau khi được lấy ra khỏi mũi của Bệnh nhân

Thùy Anh

click

Bình luận:

Boobscala

06/11/2022

Those who are most at risk are over 40 years of age and buy cialis online without a prescription

Royathy

09/05/2022

Cialis From India https://newfasttadalafil.com/ - cheap cialis online pharmacy Hyporeninemic hypoaldosteronism e. cialis without a prescription Mlllhl In a real fluid the molecules attract each other consequently relative motion between the fluid molecules is opposed by a frictional force which is called viscous friction Ivlhfg https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Xtpzwb In firstdegree heart block the PR interval is


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Bài viết liên quan

Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH KHÁM