Cập nhật: 21/11/2019 – 14:00
Da kề da - khi trẻ sơ sinh được áp vào da mẹ hoặc bố tiếp xúc lớp da trần với nhau sau sinh 30 phút đến 1 tiếng. Đây là biện pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé.
Theo Thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Manila – Một nghiên cứu của WHO tại Việt Nam cho thấy các bênh viện thực hiện quy trình Chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu (EENC) có thể giảm đến 2/3 nguy cơ nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng trẻ sơ sinh và giảm đến 1/3 số trẻ nhập vào khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh (NICU).
Tiến sĩ Howard Sobel, Điều phối viên nhóm Sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em và trẻ vị thành niên của văn phòng WHO khu vực Tây Thái bình dương và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết “Cứ mỗi phút lại có một trẻ sơ sinh tử vong tại khu vực, tuy nhiên việc thực hành EENC đầy đủ có thể ngăn chăn đến một nửa những ca tử vong này”. Trọng tâm của EENC là “Cái ôm đầu tiên” – một sự âu yếm da kề da kéo dài giữa mẹ và bé. Điều này cho phép ủ ấm trẻ, cho trẻ bú và chăm sóc dây rốn đúng cách. Các thực hành chính bao gồm: lau khô kỹ lưỡng trẻ, cho tiếp xúc da kề da ngay lập tức; kẹp dây rốn sau khi dây rốn ngừng đập, cắt dây rốn với dụng cụ vô trùng, và bắt đầu cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ khi trẻ có các dấu hiệu đòi ăn như chảy nước dãi, lè lưỡi, liếm và cắn tay.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa, Bác sĩ CKI Nguyễn Minh Phương sau khi được đào tạo về biện pháp da kề da mới này, ngay từ những ngày đầu tháng 01/2019 đã dụng thực tế đối với các sinh tại bệnh viện.
Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi sinh
Bác sĩ Phương chia sẻ những lợi ích của da kề da: Tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóc con của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử, phụ tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cái chạm da kề da giữa cha mẹ và trẻ.
- Trẻ được giữ ấm, ổn định nhịp tim, nhịp thở và đường huyết:
Trẻ đang được giữ ấm trong tử cung của người mẹ khi ra môi trường tự nhiên lạnh hơn trẻ dễ bị hạ thân nhiệt. Da của người mẹ đặc biệt là vùng ngực luôn ấm áp nên khi da trẻ tiếp xúc trực tiếp với da mẹ sẽ được ủ ấm. Tiếp xúc da kề da cũng giúp trẻ tự điều chỉnh được nhịp tim, nhịp thở được ổn định hơn. Trẻ được ủ ấm sẽ giảm bớt tiêu hao năng lượng để giữ ấm cơ thể, mặt khác trẻ cũng được bú mẹ sớm hơn do đó ở trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ có đường huyết ở mức cao và ổn định hơn trẻ không được áp dụng phương pháp này.
- Trẻ ít quấy khóc hơn:
Khi được tiếp xúc da kề da với mẹ cơ thể giảm tiết cortisol( một chất gây căng thẳng), cảm giác quen thuộc, được mẹ âu yếm, vuốt ve và sự nâng lên hạ xuống đều đặn theo hơi thở của mẹ trẻ thường có giấc ngủ sâu và dài hơn khi phải tách rời mẹ.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển não bộ bé:
Tiếp xúc da kề da tạo ra kích thích nhiều giác quan giúp hình thành và phát triển các đường dẫn truyền thần kinh, các phản xạ cần thiết cho sự trưởng thành của não bộ, kích hoạt trí nhớ, hệ thần kinh giao cảm nhanh chóng ở trẻ. Bên cạnh đó, da kề da cũng giúp bé dễ dàng rơi vào giấc ngủ tự nhiên kéo dài và sâu, tạo điều kiện cho sự nghỉ ngơi sau khi ra khỏi cơ thể mẹ và về sau trong quá trình phát triển của trẻ.
- Kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé tăng cân đều:
Da kề da giúp bé nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng, các dây thần kinh phế vị được kích hoạt, làm tăng kích thước các vi mao trong lòng ruột của bé. Điều này làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột, mang đến một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định tăng cân. Tiếp xúc da kề da làm giảm hàm lượng cortisol cũng giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa. mặt khác trẻ được ủ ấm giảm sử dụng mỡ nâu và đường máu nên trẻ tăng cân tốt hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ:
Da kề da là cách để trẻ tiếp nhận các vi khuẩn quen thuộc từ mẹ giúp cơ thể trẻ tăng cường kháng thể cùng với lượng kháng thể nhận từ máu mẹ khi còn trong tử cung và kháng thể qua sữa mẹ tạo lên hệ miễn dịch tốt bảo vệ cơ thể trẻ chống lại vi khuẩn ngoài môi trường mới, bảo vệ bản thân, tăng cường hệ miễn dịch trước môi trường ngoài bụng mẹ. Đây là bước khởi đầu cho con mạnh mẽ tiếp tục phát triển ở môi trường mới. Điều này đặc biệt cần thiết với trẻ sinh mổ vì trẻ không được tiếp xúc với hệ sinh vật lành ở đường sinh của bà mẹ.
- Trẻ được bú sớm, sữa về sớm và nhiều hơn:
Đối với mẹ, da kề da con lại càng mang đến những lợi ích. Sau khi sinh, người mẹ thường khó thoát khỏi cảm giác đau đớn và mệt mỏi. Ở thời gian da kề da với con sau sinh, huyết áp của mẹ dần về trạng thái ổn định, các cơn đau biến mất và hạn chế được khả năng trầm cảm sau sinh rất lớn.
Da kề da với mẹ, bố là cách đầu tiên để gắn kết tình cảm cha mẹ với con, mang đến cho con sự an toàn, che trở cũng như sự gần gũi nhất định.
Trẻ sinh mổ khi được da kề da cũng có rất nhiều lợi ích. Tình trạng sinh mổ khiến mẹ cho trẻ bú muộn, giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ đầu. Da kề da giúp giải quyết tình trạng trẻ lười bú sau khi cách ly mẹ mổ một thời gian nhất định. Trong thời gian đợi mẹ ổn định để được da kề da thì trẻ nên được tiếp xúc da với bố trước, mang đến sự an toàn cho con sau sinh.
Da kề da nên được thực hiện thường xuyên, chứ không phải chỉ ngay sau sinh. Để có hiệu quả thực sự cho biện pháp da kề da, cha mẹ cần thực hiện thường xuyên. Cụ thể da kề da ở từng thời điểm mang đến những hiệu quả thiết thực:
- 0-90 phút sau khi sinh: Quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ
- 0-6 giờ sau khi sinh: Giúp ổn định nhịp thở và nhịp tim trong giai đoạn phục hồi
- 6-24 giờ sau khi sinh: Giúp bé hình thành lịch bú mẹ và chu kỳ ngủ ổn định
- 12h – 8 tuần sau sinh: Củng cố sự gắn bó mẹ con.
Tại Bệnh viện Đa khoa Sa Pa, 100% mẹ bầu sinh con được da kề da với con sau sinh, được hướng dẫn, duy trì biện pháp thời gian sau sinh để đảm bảo hiệu quả, lợi ích từ biện pháp này.
Thùy Anh
Bình luận:
Bình luận
DeelsFeby Trả lời
09/06/2022https://newfasttadalafil.com/ - cialis online cheap venta de kamagra en mexico Cialis Priligy Precio Fkzacw Ljfkoj https://newfasttadalafil.com/ - Cialis